Tác hại và cách phòng ngừa bệnh cong vẹo cột sống

Trong bối cảnh xã hội ngày càng phát triển hiện nay, đòi hỏi con người phải không ngừng học tập để nâng cao trình độ. Do vậy áp lực học tập đối với trẻ em ngày càng lớn. Bên cạnh đó, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ làm xuất hiện nhiều loại bệnh ở học đường gây giảm khả năng học tập của các em. Một trong số đó là căn bệnh cong vẹo cột sống căn bệnh thường gặp ở các trẻ có độ tuổi từ 6-18 tuổi Cong vẹo cột sống mức nhẹ thường ít gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu không được điều trị sớm, cong vẹo cột sống có thể tiến triển nặng và gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống sau này. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra triệu chứng đau lưng, hạn chế vận động của hệ thống cơ xương. Dưới đây là những tác hai và cách phong tránh bệnh mà các bạn nên biết để đề phong bệnh nhé! 



Tác hại của cong vẹo cột sống.

Tác hại của cong vẹo cột sống Cong vẹo cột sống mức nhẹ thường ít gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu không được điều trị sớm, cong vẹo cột sống có thể tiến triển nặng và gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống sau này. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra triệu chứng đau lưng, hạn chế vận động của hệ thống cơ xương. Trường hợp bệnh nặng có thể gây rối loạn tư thế, dị dạng thân hình, tác động xấu đến tâm lý của trẻ, hạn chế khả năng hòa nhập cộng đồng; ảnh hưởng đến chức năng của tim, phổi (giảm dung tích sống của phổi); gây biến dạng xương chậu, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của trẻ em nữ khi trưởng thành. Chi phí điều trị cho các bệnh nhân bị cong vẹo cột sống rất tốn kém, đặc biệt là những bệnh nhân cần phải phẫu thuật chỉnh hình.

Cách phòng ngừa bệnh cong vẹo cột sống

Để phòng ngừa cong vẹo cột sống trước hết cần phải nâng cao sức khỏe chung của cơ thể bằng cách rèn luyện thể dục thể thao cho các bắp thịt, các tổ chức liên kết, dây chằng các khớp khỏe, làm tăng sự dẻo dai bền bỉ và phát triển cân đối.

- Cần phòng chống suy dinh dưỡng, còi xương ở trẻ nhỏ. Chế độ ăn cần có đủ protein, chất khoáng và vitamin.

- Bàn ghế ngồi học phải phù hợp với lứa tuổi và tư thế ngồi học phải đúng.

- Nơi học tập ở trường phải đảm bảo chiếu sáng tự nhiên và chiếu sáng nhân tạo. Ở nhà, ngoài hệ thống chiếu sáng chung, gia đình cũng cần trang bị đèn ở góc học tập cho các em học sinh để đảm bảo ánh sáng tốt hơn. Cần thực hiện giờ nghỉ giải lao giữa các tiết học.

- Học sinh không mang cặp quá nặng, trọng lượng cặp sách không nên vượt quá 15% trọng lượng cơ thể. Cặp phải có hai quai, khi sử dụng học sinh đeo đều hai vai, tránh đeo lệch về một phía.

- Học sinh cần được khám cột sống định kỳ nhằm phát hiện sớm các trường hợp cong vẹo cột sống để có thể có cách xử trí và điều trị kịp thời.
Nhà trường nên phối hợp với gia đình về việc giúp bé có thể phát triển tốt nhất tránh xa căn bệnh học đường mà ảnh hưởng tới tương lai sau này của trẻ nhé!