Chữa ung thư tuyến tiền liệt bằng nọc độc cóc

Mỗi năm bệnh ung thư tuyến tiền liệt cướp đi sinh mạng của rất nhiều nam giới. Chất lượng cuộc sống của người bệnh sau khi được chữa khỏi cũng bị giảm sút đáng kể do ung thư dễ để lại các biến chứng như tắc đường tiểu, suy thận, liệt 2 chân...Chính vì vậy việc tìm ra được phương pháp chữa ung thư tuyến tiền liệt bằng nọc độc cóc nhằm giảm thiểu biến chứng và tỷ lệ tử vong cho người bệnh là điều mà các nhà khoa học luôn trăn trở. Nọc độc cóc có thể gây chết người nếu sử dụng ở dạng nguyên chất nên các nhà nghiên cứu đang cố gắng bào chế nó dưới dạng hoà tan để đưa vào ứng dụng chữa bệnh. Hy vọng nghiên cứu cho kết quả tốt và nhiều bệnh nhân sẽ được cứu sống với phương pháp này.

Theo một nghiên cứu mới đây của các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học Queensland (Australia), có thể chữa bệnh ung thư tiền liệt tuyến bằng cách dùng nọc độc của loài cóc mía tiêu diệt các tế bào ung thư mà không làm ảnh hưởng tới các tế bào khỏe mạnh.

Trong lịch sử hàng nghìn năm qua, loài cóc đã được đông y Trung Quốc sử dụng làm thuốc để điều trị các bệnh về tim mạch, hô hấp, bệnh về da và một số bệnh khác.

Các nhà nghiên cứu đã áp dụng kiến thức y học Trung Hoa để chứng minh nọc cóc mía có thể tiêu diệt hiệu quả các tế bào ung thư, đặc biệt là tế bào ung thư tuyến tiền liệt.

Sau khi xác định được độc tố có thể ổn định, kể cả sau khi tăng độ hòa tan, giai đoạn tiếp theo sẽ là làm sao để đưa nọc cóc đến các tế bào ung thư thông qua các phương pháp điều chuyển thuốc, Trưởng nhóm dự án - Harendra Parekh cho biết.

Tuy nhiên các nhà nghiên cứu đang cố gắng để bào chế thuốc dưới dạng hòa tan bởi nọc cóc rất nguy hiểm nếu ở dạng nguyên chất.

Đai học Bách Khoa của Hong Kong cùng một viện nghiên cứu của Trung Quốc đã trao tặng học bổng cho nhóm nghiên cứu của Đại học Queensland để họ tiếp tục nghiên cứu. Nếu thành công phương pháp này sẽ cứu sống rất nhiều người trên thế giới mắc phải căn bệnh nan y đáng sợ này.