Các phương pháp điều trị bệnh sỏi thận hiệu quả

Chế độ ăn uống không khoa học, lười vận động, uống ít nước... là những nguyên nhân chính khiến bạn mắc bệnh sỏi thận. Khi sỏi còn nhỏ bệnh sẽ chưa gây ra biểu hiện gì nguy hại cho sức khoẻ của bạn nhưng nếu để sỏi phát triển mà không có biện pháp điều trị kịp thời thì bạn rất dễ bị suy thận - biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh sỏi thận. Dưới đây là các phương pháp chính hiện đang được áp dụng trong điều trị bệnh sỏi thận.


Điều trị nội khoa


Áp dụng điều trị cho bệnh nhân có sỏi nhỏ hoặc vừa mà bệnh chưa gây ra biến chứng gì. Phương pháp này bao gồm:

Dùng thuốc tây:

- Các loại thuốc uống giúp kìm hãm sự phát triển của viên sỏi và đánh tan sỏi một cách từ từ

- Sử dụng các thuốc giảm đau hoặc co giãn cơ trơn nếu như sỏi gây đau

Các biện pháp khác:

- Bệnh nhân có thể hỗ trợ điều trị bệnh bằng các bài thuốc Đông y như kim tiền thảo, chuối hột, đu đủ xanh hay thơm cũng có tác dụng đánh tan sỏi và tống khứ nó ra ngoài theo đường nước tiểu khá hiệu quả .

- Uống trên 2 lít nước mỗi ngày

- Tham gia các hoạt động thể thao phù hợp với sức khoẻ.

Trong quá trình điều trị bệnh nhân nên đi tái khám định kì để thoi dõi diễn tiến của bệnh. Nếu sau 1- 2 tháng kích thước sỏi không giảm cần chuyển phương pháp điều trị.


Điều trị ngoại khoa


Với những sỏi có kích thước lớn hoặc đã có biến chứng thì thường áp dụng các biện pháp như: tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi qua da, phẫu thuật lấy sỏi...

Tán sỏi ngoài cơ thể: Máy tán sỏi phát ra tia laser hoặc sóng xung kích, phá bề mặt sỏi, đập vụn sỏi ra và đào thải ra ngoài theo đường nước tiểu. Bệnh nhân hầu như không đau đớn. Phương pháp này áp dụng với bệnh nhân có sỏi khoảng dưới 3cm.

Vị trí: Sỏi bể thận hoặc nhóm đài trên, nếu nhóm đài dưới cổ đài phải rộng. Sỏi 1/3 trên niệu quản

Tán sỏi nội soi ngược dòng: Dùng ống soi niệu quản đi từ niệu đạo, lên bàng quang và lên niệu quản tiếp cận trực tiếp viên sỏi, dùng nguồn năng lượng bằng laser hoặc khí nén để phá vụn sỏi, bơm rửa lấy hết sỏi.

Tán sỏi 1/3 giữa và 1/3 dưới niệu quản đối với nam giới, ở nữ giới có thể tán sỏi cao hơn lên ngang đốt sống L3, L4. Tán sỏi bằng laser đang được thực hiện ở những nước phát triển trên thế giới, tốt hơn so với tán sỏi bằng khí nén và siêu âm. Laser có thể tán được mọi loại sỏi, kích thước nhỏ hơn 2cm, nếu có polyp bao quanh sỏi có dùng laser để đốt polyp và sau đó tán sỏi.

Lấy sỏi thận qua da: Tạo đường hầm vào thận và đưa ống nội soi đường kính 10mm - 15mm vào tiếp cận sỏi. Phá vỡ sỏi bằng laser hoặc khí nén hoặc siêu âm phá vỡ sỏi và lấy sỏi ra ngoài. Chỉ định cho sỏi bể thận, sỏi có kích thước lớn, sỏi san hô, sỏi cứng, sỏi nhóm đài dưới.

Phẫu thuật nội soi lấy sỏi: Chỉ định cho những sỏi bể thận, sỏi 1/3 trên niệu quản, những sỏi lớn, mật độ chắc.

Phẫu thuật mổ mở: Hiện nay có chỉ định ít hơn do nhiều tai biến, thời gian hồi phục lâu. Áp dụng cho những sỏi thận, niệu quản kích thước lớn, chức năng thận kém.

Phẫu thuật bằng robot: Thực hiện ở những nước phát triển, chỉ định cho những sỏi thận lớn, rút ngắn thời gian nằm viện, chi phí rất cao